Dự án hoàn thành sẽ giải quyết được phần lớn lưu lượng xe tham gia lưu thông từ đường cao tốc TPHCM-Long Thành-Dầu Giây; đại lộ Mai Chí Thọ đến Khu đô thị mới Thủ Thiêm, trung tâm TPHCM thông qua cầu Thủ Thiêm.
III. Nội dung
1. Tên dự án: Nâng cấp đường Lương Định Của (đoạn từ Trần Não đến Nguyễn Thị Định).
2. Chủ đầu tư: Khu Quản lý giao thông đô thị số 2.
3. Địa điểm xây dựng: Quận 2, TP. Hồ Chí Minh.
4. Thời gian khởi công: 2015.
5. Thời gian hoàn thành năm: 2018.
6. Loại công trình: Đường trong đô thị - Cầu đường bộ.
7. Cấp công trình:
- Đường bộ: cấp II;
- Cầu: cấp IV.
8. Vận tốc thiết kế: 60km/giờ.
9. Quy mô dự án:
a) Phần đường
- Phần đường chính:
+ Vận tốc thiết kế: 60km/giờ.
+ Bình đồ tuyến: Tim tuyến cơ bản bám theo đường hiện hữu, phạm vi xây dựng nằm trong lộ giới quy hoạch.
+ Trắc dọc: Cao độ trắc dọc tuyến được thiết kế ≥ +2,71m nhằm đảm bảo yêu cầu chống ngập và an toàn cho kết cấu áo đường, vuốt nối phù hợp với các điểm khống chế đầu và cuối tuyến
+ Kết cấu tổng thể mặt đường: Mặt đường cấp cao A1 (bê tông nhựa nóng), mô đun đàn hồi yêu cầu Eyc ≥ 168 MPa.
+ Xử lý nền đất yếu: Bằng cọc đất gia cố xi măng đường kính D = 80 cm, phạm vi xử lý toàn bộ bề rộng nền đường, bố trí cọc theo lưới ô vuông, khoảng cách tim cọc khoảng 1,75m; chiều dài dự kiến từ (5-13)m.
+ Kết cấu vỉa hè, triền lề: Bề mặt vỉa hè dùng gạch con sâu M400 dày 10cm. Đảm bảo được thiết kế cho người tàn tật tiếp cận sử dụng.
- Phần đường dân sinh:
+ Vận tốc thiết kế: 20 km/giờ.
+ Kết cấu áo đường: Mặt đường cấp cao A1 (bê tông nhựa nóng); Mô đun đàn hồi yêu cầu: Eyc ≥ 130 MPa.
b) Phần cầu:
- Cầu được xây bằng BTCT và BTCT DƯL. Tuổi thọ thiết kế là 100 năm.
- Tải trọng thiết kế: Hoạt tải HL-93, người đi bộ 3x10-3 Mpa;
- Cấp động đất: Cấp 7 (Thang MSK-64);
- Tĩnh không dưới cầu: H ≥ 1m so với mực nước H1%.
- Tổng chiều dài cầu là 46,2m (tính đến mép sau tường đầu mố), sơ đồ nhịp gồm 3x15,0 m. Bề rộng cầu Bcầu = 30,0m (gồm 2 đơn nguyên 15m đối xứng nhau). Mặt cắt ngang gồm 30 phiến dầm bản rỗng bằng BTCTDƯL. Bản mặt cầu bằng BTCT.
- Mặt cầu trải bê tông nhựa nóng, bên dưới được bố trí đồng bộ các lớp dính bám, lớp phòng nước,… theo quy định.
- Gối cầu bằng cao su, khe co giãn dạng răng lược thép.
- Lề bộ hành bằng BTCT. Lan can và tay vịn bằng thép mạ kẽm.
- Mố cầu bằng BTCT đổ tại chỗ trên nền móng cọc khoan nhồi D = 1,2m, chiều dài dự kiến L = 55m.
- Trụ cầu bằng BTCT đổ tại chỗ trên nền móng cọc khoan nhồi D = 1,2m, chiều dài dự kiến L = 50m.
- Phần đường đầu cầu: Tổng chiều dài khoảng 156,24m, rộng 30m. Kết cấu áo đường và vỉa hè tương tự phần đường chính.
c) Phần nút giao thông Trần Não - Lương Định Của - Đại lộ Vòng Cung
- Quy mô nút giao được xây dựng dạng đồng mức và điều khiển bằng đèn tín hiệu. Bán kính đảo tròn trung tâm R = 20m, kết hợp với các đảo tam giác phân nhánh rẽ phải riêng kết nối với các tuyến đường ra vào nút giao.
- Phần nền đường phạm vi nút giao được xử lý bằng cọc đất gia cố xi măng, đường kính D = 80 cm, chiều dài dự kiến 13m.
d) Hệ thống thoát nước
- Hệ thống cống dọc: Sử dụng cống tròn BTCT có khẩu độ từ D800 ÷ D1500 và cống hộp 2500x2500; xây dựng hệ thống hầm ga, cửa xả và các chi tiết cấu tạo khác theo quy định.
- Cống hộp ngang đường: Kích thước cống [2,0m x 2,0m], bằng BTCT đặt trên nền cọc BTCT 30cm x 30cm, chiều dài cọc dự kiến L = 12m, bố trí sàn giảm tải L = 3m hai bên cống.
e) Hệ thống chiếu sáng
Bố trí hệ thống chiếu sáng hai bên vỉa hè trên tuyến và khu vực nút giao đầu tuyến với các thông số phù hợp quy mô và cấp công trình thiết kế, kiểu dáng và quy cách phù hợp với đặc thù chức năng tuyến đường tại khu vực, đảm bảo mỹ quan chung.
f) Cây xanh - thảm cỏ
Trồng cây xanh, thảm cỏ hoàn chỉnh trên vỉa hè, đảo tròn trung tâm và các tiểu đảo của nút giao thông đầu tuyến, đảm bảo chức năng và đặc điểm khai thác của tuyến đường.
g) Hệ thống báo hiệu đường bộ, tổ chức giao thông và an toàn giao thông
Thiết kế hệ thống vạch sơn, biển báo hiệu để hướng dẫn và điều chỉnh các phương tiện giao thông theo cấp đường.